Bệnh EHP Trên Tôm

bệnh EHP trên tôm

Bệnh EHP trên tôm: cách nhận biết, phòng ngừa và xử lý hiệu quả

Bệnh EHP trên tôm thường xuất hiện do môi trường nước thay đổi đột ngột vì biến đổi thời tiết. Tôm sau khi bị nhiễm EHP bị stress, giảm sức đề kháng, còi cọc, rớt đáy.

Để giúp bà con chấm dứt nỗi lo về tôm chậm lớn, thiệt hại kinh tế, chúng tôi sẽ chia sẻ cách nhận biết, phòng ngừa và xử lý hiệu quả EHP qua bài viết sau.

1. Bệnh EHP trên tôm là bệnh gì?

Bệnh EHP trên tôm do vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei  nội ký sinh làm cho tôm còi cọc chậm lớn. Nếu bà con không phát hiện và điều trị kịp thời. Lâu ngày, tôm sẽ chết vì cơ quan gan, tụy, dạ dày và các cơ lưng bụng bị hư tổn nghiêm trọng, suy giảm chức năng sinh lý.

bệnh ehp trên tôm
EHP trên tôm khiến tôm bị còi cọc, suy gan tụy, rớt đáy,…

2. Nguyên nhân bệnh EHP trên tôm do đâu?

Bệnh EHP trên tôm bắt nguồn từ môi trường ao nuôi thường do ký sinh trùng EHP tồn tại trong ao và phát triển trên các tế bào còn sống của tôm. Nó có thể lây lan từ các tế bào tôm chết hoặc qua các loại động vật sống trong ao nuôi như cá, tôm non,….

2.1. Bệnh EHP trên tôm từ môi trường ao nuôi

Một số nguồn lây nhiễm bên ngoài khiến tôm bị EHP chủ yếu từ nguồn nước ngầm, nước thải và các nguồn nước bị ô nhiễm khác sử dụng làm đầy ao nuôi chứa ký sinh trùng EHP, chúng có thể xâm nhập vào hệ thống ao nuôi và lây nhiễm cho tôm.

Ngoài ra, bà con sử dụng các loại thức ăn chứa ký sinh trùng EHP hoặc các loại động vật sống trong ao nuôi bị nhiễm bệnh cũng có thể là nguồn lây nhiễm bên ngoài.

bệnh ehp trên tôm từ môi trường ao nuôi
Cấu tạo của một loài ký sinh trùng EHP

3. Bệnh EHP trên tôm & các cách nhận biết dấu hiệu tôm bị bệnh

Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bà con những các nhận biết dấu hiệu EHP trên tôm rõ ràng nhất.

3.1. Nhận biết tôm bị bệnh EHP bằng kinh nghiệm

Sau 20 – 30 ngày nuôi, bà con sẽ thấy tôm chậm lớn, kích cỡ tôm không đồng đều. Thông thường, sau khi đạt trọng lượng 3 – 4g/ con (size trên 200 con/kg) tôm mới chậm lớn và dừng hẳn cho đến 90 ngày tuổi.

Tôm có hiện tượng mềm vỏ, giảm ăn, chết rải rác, rỗng ruột, phân đứt khúc, đốt ruột cuối bị trống, ruột bị cong, bị đục cơ, trên cơ thể tôm có nhiều đốm trắng,….

3.2 Nhận biết bệnh EHP trên tôm bằng xét nghiệm PCR

Đây là phương pháp hiện đại, yêu cầu cần có máy móc thiết bị tiên tiến. PCR là phương pháp sinh học phân tử được dùng để sao chép, nhân bản đoạn gen cụ thể của một loại vi khuẩn hay virus.

Xét nghiệm EHP bằng PCR cho kết quả chính xác và độ nhạy cao. Từ đó giúp người nuôi trồng kiểm soát và có biện pháp xử lý hiệu quả.

xét nghiệm bệnh ehp trên tôm bằng pcr
Hình ảnh thực tế tôm bị nhiễm EHP, đường ruột bị lò xo.

4. Cách phòng và điều trị bệnh EHP trên tôm, bà con nên biết

Như đã chia sẻ ở trên, EHP trên tôm rất khó phát hiện và kiểm soát khả năng lây lan. Do đó, bà con cần chủ động nắm bắt cách trị tôm bị EHP cũng như có các biện pháp phòng ngừa nhằm tránh thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra.

4.1. Kiểm soát con giống chặt chẽ

Trước khi nuôi thả, bà con nuôi tôm cần lựa chọn những con giống tốt từ các công ty/ trại giống uy tín. Đặc biệt, tôm đã được xét nghiệm, đảm bảo âm tính với tất cả các bệnh thông thường.

4.2. Mật độ nuôi thả tôm vừa phải

Mật độ nuôi tôm sú là 15 – 25 con/ m2, đối với tôm thẻ chân trắng mật độ là 60 – 70 con/m2.

4.3. Bà con chuẩn bị kỹ ao nuôi

Nếu bà con chọn nuôi mô hình thâm canh hoặc bán thâm canh cần phải xây dựng ao lắng ít nhất 30% diện tích ao nuôi để luôn đảm bảo nguồn nước cấp sạch, chất lượng cho ao nuôi.

Bên cạnh đó, ao nuôi cũng phải được cải tạo đúng cách để loại bỏ tất cả mầm bệnh tồn tại từ vụ mùa trước.

4.4. Theo dõi thể trạng và sức ăn của tôm thường xuyên

Bà con cần theo dõi sức ăn của tôm thường xuyên để từ đó có thể điều chỉnh được lượng thức ăn phù hợp, tránh tình trạng thức ăn bị dư thừa gây ô nhiễm, biến đổi nguồn nước, ảnh hưởng sức khỏe của tôm.

4.5. Quản lý tốt chất lượng nguồn nước

Bà con nên theo dõi và duy trì các chỉ tiêu nguồn nước như độ pH, độ kiềm, nhiệt độ, nồng độ oxy hòa tan nhằm đảm bảo môi trường phát triển tốt nhất cho tôm.

4.6. Tuân thủ an toàn sinh học, áp dụng thuốc trị EHP trên tôm để tránh lây lan mầm bệnh

Bà con cần bố trí riêng biệt các vật dụng chăm sóc hoặc kiểm tra kỹ lưỡng tôm để tránh lây bệnh giữa các ao nuôi với nhau. Với những ao bị nhiễm EHP, bà còn đảm bảo không lây sang các ao khác. Đồng thời chủ động áp dụng các sản phẩm sinh học điều trị EHP trên tôm như NAVITA CANXIPHOS,….

navita canxiphos giúp điều trị bệnh ehp trên tôm
Navita canxiphos giúp điều trị bệnh EHP trên tôm

5.Kết luận

Trên đây là bài viết chia sẻ những kiến thức cơ bản về bệnh EHP trên tôm cũng như cách phòng ngừa, điều trị. Chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho bà con có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích, chủ động hơn trong việc nuôi trồng. Từ đó giúp tôm khỏe mạnh và đạt hiệu quả kinh tế cao.

 

Bài Viết Đọc Thêm:

1 bình luận về “Bệnh EHP Trên Tôm

  1. Pingback: Hội chứng EMS ở tôm • Thủy Sản Long Châu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *