Bệnh đốm trắng trên tôm

bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng trên tôm – Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm khiến tỷ lệ tôm chết tăng cao vào khoảng 80 – 100% khiến bà con thiệt hại nặng nề về kinh tế. Để giúp bà con khắc phục hậu quả, phòng tránh hiệu quả, chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm cách xử lý và điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh đốm trắng trên tôm nuôi là gì? 

Bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus – WSSV) gây tỷ lệ chết lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh. Bệnh chủ yếu xuất hiện vào mùa đông khi mà nhiệt độ xuống thấp dưới 32 độ C.

Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chủ yếu lây truyền theo chiều ngang. Virus lây từ giáp xác cua, còng,…. truyền nhiễm đốm trắng từ môi trường bên ngoài ao hoặc ngay trong ao nuôi tôm.

bệnh đốm trắng trên tôm
Bệnh đốm trắng trên tôm thường xuất hiện khi nhiệt độ xuống thấp dưới 32 độ C

2. 3 Nguyên nhân chính bệnh đốm trắng trên tôm 

Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm thường do 3 nguyên nhân chính: môi trường, vi khuẩn, virus. Mỗi tác nhân gây bệnh sẽ có những đặc điểm, hướng xử lý khác nhau.

2.1. Nguyên nhân đốm trắng từ môi trường

Nguyên nhân này là do khâu cải tạo ao của bà con kém, lượng vôi dư thừa trong ao kéo theo độ pH < 8 – 8,7, hàm lượng Ca2+, Mg2+ trong nước cao.

Tôm hấp thu nhiều các chất này xuất hiện các đốm trắng, đốm vôi trên vỏ phần đầu ngực, phần sống lưng, tôm không có hiện tượng tấp bờ, tôm lột xác chậm mặc dù tôm vẫn khỏe mạnh, ăn đều.

2.2. Nguyên nhân bệnh đốm trắng trên tôm từ vi khuẩn BWSS

Bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn Bacterial White Spot Syndrome – BWSS, thuộc họ Bacillaceae. Dấu hiệu nhận biết tôm có các đốm trắng mờ đục hình tròn nhỏ ở giữa rỗng, đốm phân bố rải rác khắp cơ thể nhưng mật độ ít hơn virus WSSV. Có trường hợp lớp vỏ tôm bị ăn mòn, mất màu sắc đặc trưng.

Ở thể nhẹ, tôm vẫn ăn mồi nhưng lột vỏ chậm lại, chậm lớn, còn đối với trường hợp năng toàn bộ tôm sẽ bị đóng rong, mang bị bẩn. Những dấu hiệu bệnh do BWSS thường không quan sát được bằng mắt thường mà cần phải soi chiếu mô dưới kính hiển vi, kiểm tra bằng kỹ thuật PCR.

nguyên nhân bệnh đốm trắng trên tôm
Có 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh đốm trắng trên tôm

2.3. Nguyên nhân gây đốm trắng trên tôm do virus WSSV

Virus gây hội chứng đốm trắng trên tôm đa phần do virus Baculovirus thuộc họ Nimaviridae (White Spot Syndrome Virus – WSSV). Virus này ký sinh trong nhân có dạng hình trứng, độ lực mạnh. Chỉ khoảng 2 – 3 ngày, tôm đã chết trắng.

Các nguồn gây bệnh thường do chất thải hữu cơ dư thừa, bà con không dùng siphone, thay đổi nước, thời tiết thay đổi,…

Cách nhận biết tôm bị đốm trắng do virus WSSV là ăn nhiều đột ngột, sau giảm dần, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ ao, cơ thịt hơi đục,…

3. Cách xử lý ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng 

Sau đây, chúng tôi sẽ mách bà con cách xử lý ao tôm bị bệnh đốm trắng tùy theo từng trường hợp.

3.1. Đối với ao tôm đang bị dịch bệnh

Bước 1: Bà con cách ly ao bệnh, thu hoạch tôm trong vòng 2 ngày nếu tôm đạt kích cỡ thu hoạch.

Bước 2: Sau khi thu tôm, bà con khử trùng nước và dụng cụ bằng Chlorine nồng độ 40ppm, giữ nước ít nhất 7 ngày trước khi xả ra môi trường.

Bên cạnh đó, dụng cụ, quạt nước trong ao, bà con phải phun xịt bằng nước hòa với Chlorine nồng độ 1600 ppm hoặc nếu có thể thì có ngâm hoàn tan 40 ppm Chlorine trong ít nhất 3 ngày.

Bước 3: Khi tháo nước, bà con loại bỏ bùn đáy, xử lý vôi 4.000 – 5.000kg/ ha khi đáy còn ẩm (có thể xử lý vôi theo pH phơi đất). Phơi khô đáy, đảm bảo không còn mầm bệnh trú ẩn.

Những ao gần kề ao nhiễm virus đốm trắng, tôm có dấu hiệu giảm ăn, lờ đờ, bà con có thể duy trì bằng cách giảm thiểu các nguyên nhân gây căng thẳng.

Nếu tôm chưa đạt cơ thu hoạch, bà con có thể hủy tôm bằng chlorine nồng độ 40 ppm. Trong trường hợp tôm chưa chết hết thì bà con tái xử lý chlorine nồng độ 100 ppm. Lưu xác tôm lại ít nhất 7 ngày để tôm phân hủy tự nhiên và tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh.

xử lý ao nuôi phòng bệnh đốm trắng
Xử lý tốt ao nuôi có thể giúp bà con phòng ngừa bệnh đốm trắng hiệu quả.

3.2. Đối với ao tôm chưa bị nhiễm đốm trắng

Bước 1: Bà con cách ly ao bệnh, những ao nuôi gần ao nhiễm bệnh không có dấu hiệu bệnh, bà con có thể duy trì bằng cách giảm thiểu các nguyên nhân căng thẳng như bổ sung men vi sinh, xử lý môi trường trong ao.

Bước 2: Xử lý Iodine 10% ở mức 0.3 – 1 ppm (lặp lại sau 3 – 4 ngày) hoặc formaline 70 ppm (mỗi ngày) hoặc BKC 1ppm. Đồng thời, bà con cần theo dõi thông tin về môi trường nước, tình hình dịch bệnh, cảnh báo dịch bệnh để chủ động phòng tránh.

Ngoài ra, bà con nên hạn chế người lạ qua lại các ao, trường hợp phải vào ao thì bà con cần thay quần áo, lội qua bể khử trùng. ĐẶC BIỆT, không dùng chung 1 dụng cụ cho các ao khác nhau.

Bước 3: Bà con rải vôi bột xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn sự xâm nhập của cua, còng, cá vào ao,… lắp hình nộm để chống chim cò vào ao.

Hạn chế việc cấp thay nước, đồng thời thu gom, xử lý chất thải quy định. Bà con không xả thải trực tiếp ra môi trường nhằm ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước.

4. Biện pháp phòng bệnh đốm trắng trên tôm

  • Bà con lựa chọn mô hình nuôi tôm siêu thâm canh vừa đảm bảo kinh tế lại vừa mang lại hiệu quả cao như mô hình nuôi tôm sú với cá đối, cá trắm cỏ, tôm ghép cá rô phi, tôm ghép cá măng,…
  • Lựa chọn giống tôm đảm bảo sạch bệnh. Đồng thời, bà con nên tăng cường dinh dưỡng cho tôm bằng men vi sinh, vitamin C, các chế phẩm sinh học như MT – Super AlycinateMT – Polymic N01MT – Super Premix,…
  • Tuân thủ quá trình lắng lọc và xử lý nước triệt để đảm bảo không mang mầm bệnh vào ao. Khi cấp nước vào ao, bà con cần lọc nước qua túi lọc nhiều lớp, để ngăn ấu trùng, giáp xác vào ao nước.
  • Thả tôm với mật độ vừa phải phù hợp với hệ thống nuôi.
  • Kiểm soát, đảm bảo điều kiện tốt cho tôm nuôi nhằm tăng khả năng kháng bệnh. Cùng với đó bà con sử dụng hóa chất để kiểm soát độ pH, độ mặn, giảm ammonia và nitrit,… đảm bảo những chỉ tiêu này không vượt ngưỡng.
biện pháp phòng bệnh đốm trắng
Bà con nên nuôi thả tôm với mật độ vừa phải để đảm bảo tôm có môi trường và dinh dưỡng đủ phát triển khỏe mạnh.

5. Kết luận

Trên đây là bài viết chia sẻ nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả bệnh đốm trắng trên tôm. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bà con trong việc nuôi trồng thủy sản. Chúc bà con có một mùa vụ bội thu!

 

Bài Viết Đọc Thêm:

2 bình luận về “Bệnh đốm trắng trên tôm

  1. Pingback: Bệnh EHP Trên Tôm - Thủy Sản Long Châu

  2. Pingback: Hội chứng EMS ở tôm - Thủy Sản Long Châu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *