EHP & Bệnh Phân Trắng Trên Tôm

EHP-truyen-DNA-qua-te-bao-chu

Xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2015, EHP được xem là bệnh có ảnh hưởng lớn nhất đến kinh tế của người nuôi tôm. Không chỉ lây lan với tốc độ nhanh mà còn nguy hiểm hơn về khả năng bội nhiễm với nhiều bệnh.

Bệnh phân trắng trên tôm và EHP có liên kết như thế nào? EHP có gây ra phân trắng không ? sẽ là những câu hỏi được nhiều bà con nuôi tôm quan tâm nhất. Sau đây Thuỷ Sản Long Châu sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho bà con.

1. Tìm hiểu về EHP

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là vi bào từ trùng có kích thước rất nhỏ. Các tế bào EHP thường sẽ có kích thước chiều dài khoảng 1μm, chiều rộng tế bào khoảng từ 0,5-0,6μm. Mỗi tế bào EHP sẽ có 1 sợi cực duy nhất và có độ dài khoảng 0,5μm, với 5-6 vòng xoắn. Sợi cực là cầu nối giữa EHP và tế bào vật chủ, nhằm truyền DNA sang tế bào vật chủ.

cau-tao-EHP

2. Bệnh phân trắng và EHP có mối liên kết như thế nào?

Bệnh phân trắng trên tôm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Tảo độc, khuẩn, nấm, ký sinh trùng, thời tiết,..Qua một số nghiên cứu khoa học (Rajendran et al., 2017 & Salachan et al., 2017) cho thấy khi tôm bị nhiễm EHP thì hầu hết đều xuất hiện phân trắng. 

EHP-va-benh-phan-trang

EHP sống tự do trong môi trường nước dựa vào đỉa bám vào các giá thể sau đó tìm cơ hội xâm nhập vào tế bào của tôm. Chúng thường tấn công vào đường miệng và đường ruột của tôm, ký sinh nội bào các tế bào gan tụy, hấp thu và sử dụng dưỡng chất để thực hiện quá trình nhân lên.

khuan-soi-EHP

Tôm sau khi bị nhiễm bệnh gan tụy sẽ bị thoái hoá các tế bào biểu mô ống gan tụy sẽ bị bong tróc và cũng được đào thải ra ngoài qua phân, vì thế phân của tôm có màu trắng và nổi trên mặt nước. 

Những ao nuôi dương tính với EHP thì tỉ lệ xuất hiện phân trắng lên đến 96,4%. Như vậy có thể thấy rằng tôm dương tính EHP thì sẽ xuất hiện phân trắng, còn tôm bị bệnh phân trắng thì không thể kết luận rằng tôm cũng bị nhiễm EHP.

Ngoài việc cho thấy mối quan hệ giữa EHP và bệnh phân trắng chính là việc EHP bội nhiễm với WFS, thì vi bào tử trùng EHP còn bội nhiễm với các bệnh khác như: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), EHP bội nhiễm với bệnh Taura (TSV) và bệnh đỏ thân (WSD),..

EHP-truyen-DNA-qua-te-bao-chu

3. Phương pháp phòng ngừa & Điều trị tôm bị nhiễm EHP

Để phòng ngừa bệnh bà con cần lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Kiểm tra nghiêm ngặt tôm giống, chắc chắn rằng tôm đã kiểm định PCR và không bị nhiễm EHP.
  • Xử lý nước trong ao nuôi trước khi thả tôm giống để tiêu diệt các mầm bệnh.
  • Bổ sung khoáng chất và vitamin theo định kỳ duy trì trao đổi nước, loại bỏ phân thải.

Điều trị tôm bị nhiễm EHP

Thu hoạch tôm sớm khi tỷ lệ nhiễm bệnh trong ao chưa đến 30% giảm thiểu thiệt hại. Nếu ao nuôi của bà con bị nhiễm bệnh nặng lên đến 70%, tốt nhất nên tiêu huỷ toàn bộ và sau đó cải tạo ao nuôi, xử lý mầm bệnh còn sót lại trước khi bắt đầu một mùa vụ mới.

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Vậy cho nên bà con cần phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Bà con có thể phòng ngừa bằng phương pháp trộn chế phẩm sinh học vào thức ăn cho tôm, và cao tỏi đen được xem là thần dược trong việc phòng ngừa EHP và bệnh phân trắng hiệu quả. 

4. Ưu điểm vượt trội của cao tỏi đen cho tôm so với kháng sinh hóa học

An toàn và bền vững

  • 100% từ nguyên liệu tự nhiên
  • Không tồn dư trong sản phẩm
  • Thân thiện với môi trường
  • Đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe

Hiệu quả kinh tế

  • Giảm chi phí thuốc và hóa chất
  • Hạn chế rủi ro dịch bệnh
  • Tăng tỷ lệ sống và năng suất
  • Nâng cao chất lượng tôm thương phẩm

5. Hướng dẫn sử dụng cao tỏi đen cho tôm – Thủy Sản Long Châu

Liều lượng khuyến cáo

  • Phòng bệnh: 2-3ml/kg thức ăn
  • Hỗ trợ điều trị: 4-5ml/kg thức ăn
  • Sử dụng định kỳ: 5-7 ngày/lần

Cách pha trộn

  • Pha với dầu ăn theo tỷ lệ 1:5
  • Trộn đều với thức ăn
  • Để khô 15-20 phút trước khi cho ăn

6. Lưu ý khi sử dụng cao tỏi đen cho tôm

  • Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
  • Đậy kín sau khi sử dụng
  • Tuân thủ liều lượng khuyến cáo
  • Kết hợp với chế độ quản lý ao nuôi tốt

Với những công dụng vượt trội trên, cao tỏi đen đang dần khẳng định vai trò là một giải pháp không thể thiếu trong quy trình nuôi tôm hiện đại, góp phần xây dựng một nền thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường.

cao-toi-den-tri-ehp
Cao Tỏi Đen Thủy Sản Long Châu

Qua bài viết Trên Thuỷ Sản Long Châu hy vọng đã giúp được bà con hiểu hơn về mối liên kết giữa EHP và bệnh phân trắng trên tôm. Bên cạnh đó bà con cũng có thể tham khảo thêm cách phòng ngừa và điều trị EHP một cách an toàn, hiệu quả. Mọi thắc mắc về các sản phẩm hoặc những kỹ thuật trong chăn nuôi, bà con vui lòng liên hệ qua số Hotline: 0906 630 223 sẽ có đội ngũ kỹ thuật viên tư vấn cho bà con 24/7. Chúc bà con một mùa bội thu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *