Bệnh Phân Trắng Là Gì ? – Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh Phân Trắng

Bệnh phân trắng trên tôm là bệnh lý phổ biến mà người nông dân nuôi tôm thường gặp phải. Bệnh Phân trắng gây ra thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm, làm giảm năng suất và chất lượng. Dưới đây Thủy Sản Long Châu sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về căn bệnh này, tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và các cách phòng trống căn bệnh này.

1. Bệnh phân trắng là gì? Những dấu hiệu khi tôm bị bệnh phân trắng

Bệnh phân trắng có tên tiếng anh là White feces syndrome (WFS) được biết đến là loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra và thường xảy ra trong giai đoạn trưởng thành của tôm (từ 40 đến 70 ngày tuổi). Bệnh xuất hiện khi tôm gặp các yếu tố môi trường bất lợi, điển hình như nồng độ oxy hòa tan thấp, nhiệt độ cao hoặc sự xuất hiện của vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi.

Khi mắc bệnh phân trắng dấu hiệu dễ nhận biết nhất là sự xuất hiện của các sợi phân trắng trên bề mặt ao nuôi, đặc biệt là nổi nhiều ở cuối hướng gió. Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác khi tôm mác bệnh phăn trắng là: giảm ăn, tăng trưởng chậm lại và có thể bị mềm vỏ, gan tụy trở nên mềm nhũn, màu nhợt nhạt hơn.

Bệnh Phân Trắng
Tôm bị bệnh phân trắng

2. Nguyên nhân tôm bị bệnh phân trắng

Nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng rất đa dạng, bao gồm các yếu tố môi trường và tác nhân gây bệnh khác. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh phân trắng trên con tôm: 

  • Nồng độ chất hữu cơ cao: Nồng độ chất hữu cơ cao làm cho tôm khó hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn và duy trì sức khỏe. Nồng độ tối ưu thường dưới 100 ppm.
  • Độ kiềm không ổn định: Nếu độ kiềm dưới 80 ppm hoặc trên 200 ppm sẽ là điều kiện thích hợp cho vi khuẩn pahts triển và gây bệnh.
  • Nhiệt độ cao: Nhiệt độ trong ao nuôi cao hơn 32 độ C có thể gây căng thẳng cho tôm, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Vi khuẩn Vibrio: Vibrio được xem là tác nhân gây bệnh phân trắng chủ yếu ở tôm. Vibrio với khả năng sinh sản nhanh chóng sẽ gây nên tổn thương đến gan tụy và đường ruột của tôm. 
  • Khí độc NH3 và H2S: Trong quá trình phân hủy chất hữu cơ trong ao nuôi vô tình sẽ sản sinh ra khí độc khiến cho tôm bị ngộ độc. 
  • Độc tố từ nấm: Thức ăn kém chất lượng gây nấm mốc cũng được xem là tác nhân gây hại cho tôm.

Để tránh rủi ro mắc bệnh trên tôm bà con cần thường xuyên kiểm tra thức ăn, môi trường nước và xem đây như là một điều cần thiết khi chăn nuôi tôm. 

3. Biện pháp điều trị bệnh phân trắng cho tôm

Khi phát hiện tôm có những triệu chứng của bệnh phân tắng điều đầu tiên bà con cần làm là giữ bình tĩnh để có thể xử lý giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất có thể. Sau đây Thủy Sản Long Châu sẽ “mách nhỏ” cho bà con các cách điều trị & phòng ngừa hiệu quả đã được áp dựng tại nhiều trang trại.

Ngưng cho tôm ăn

Khi tôm có dấu hiệu bị bênh phân trắng, cách tốt nhất là bà con nên ngưng cho tôm ăn từ 1-2 ngày để tôm có thể giảm áp lực tiêu hóa bên cạnh đó bà con cần chạy quạt để cung cấp đủ oxy cho tôm có thể dễ dàng hô hấp..

Thay nước và cải thiện môi trường

  • Thay nước từ 30-50%: Để tránh gây sốc cho tôm bà con lưu ý việc thay nước càn diễn ra chậm và kỹ lưỡng.Nguồn nước thay vào cần được kiểm tra chặt chẽ đảm bảo sạch và an toàn cho tôm.
  • Giảm nồng độ chất hữu cơ: Sử dụng các chất lắng tụ để loại bỏ chất hữu cơ đối với ao thường xuyên si phông.

Sử dụng vi sinh vật hỗ trợ

Để điều trị bệnh phân trắng hiệu quả bà con nên bổ sung lượng vi sinh vật gấp 3 lần bình thường để xử lý nước và đáy ao. Kết hợp với trộn các nhóm vi sinh vật vào thức ăn sẽ giúp tôm nhanh chóng hồi phục và tăng cường sức đề kháng.

Xử Lý Nước Ao Nuôi Điều Trị Bệnh Phân Trắng
Xử Lý Nước Ao Nuôi Điều Trị Bệnh Phân Trắng

4. Biện pháp để phòng tránh bệnh phân trắng ở tôm

Hãy luôn nghĩ đến phương án phòng bệnh phân trắng trước khi nghĩ đến việc chữa bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh phân trắng hiệu quả mà bà con có thể tham khảo.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Từ đầu vụ nuôi bà con nên bổ sung luôn vitamin và khoáng chất thiết yếu để tôm sẽ luôn có một sức khỏe tốt và tăng cường khả năng diễn dịch chống lại những tác nhân gây bệnh phân trắng.

Kiểm soát chất lượng thức ăn

Luôn đảm bảo rằng thức ăn được bảo quản kỹ lưỡng không mang bị nấm mốc và còn hạn sử dụng.

Kiểm Soát Chất Lượng Thức Ăn Phòng Bệnh Phân Trắng
Kiểm Soát Chất Lượng Thức Ăn Phòng Bệnh Phân Trắng

Quản lý môi trường ao nuôi

Luôn giữ cho nguồn nước được sạch sẽ, loại trừ ngay những nấm mốc gây hại cho tôm như nấm đồng tiền, chân chó,… Xử lý các chất hữu cơ vẫn còn tồn đọng trong ao không thể phân hủy tránh sản sinh ra những khí độc trong ao nuôi giảm thiểu rủi ro mắc bệnh phân trắng cho tôm.

Quản Lý Môi Trường Ao Nuôi Tôm
Quản Lý Môi Trường Ao Nuôi Tôm

Sử dụng cao tỏi đen trong phòng tránh bệnh phân trắng ở tôm

Với ưu điểm vượt trội được xem như là “kháng sinh tự nhiên” thân thiện với môi trường, giảm chi phí thức ăn.Đây được xem là một lựa chọn thay thế hoàn hảo kháng sinh hóa học. Sản phẩm cao tỏi đen cho tôm của Thủy Sản Long Châu với những công dụng vượt trội của tỏi đen và cao nghệ có hàm lượng cao nhất trên thị trường hiện nay ,sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho bà con nuôi trồng thủy sản, đặc biệt trong lĩnh vực phòng ngừa và điều trị bệnh phân trắng trong quá trình nuôi tôm thương phẩm

Cao Tỏi Đen Thủy Sản Long Châu
Cao Tỏi Đen Thủy Sản Long Châu

Tham khảo thêm: Cách sử dụng cao tỏi đen phòng bệnh phân trắng trên tôm.

Kết luận

Bệnh phân trắng có ảnh hưởng tiêu cực đến ngành nuôi tôm, WFS làm giảm năng xuất cũng như chất lượng đầu ra của con tôm. Gây nên những thiệt hại về tài sản chăn nuôi không đáng có. Vậy nên để phòng chống và ngăn chặn sự lây lan của bệnh, bà con cần xử lý triệt để từ lúc bắt đầu vụ mùa, đặt phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Luôn kiểm soát nghiêm ngặt  về chất lượng nước và thức ăn cho tôm.

Hy vọng qua bài viết này Thủy Sản Long Châu đã giúp được phần nào đó cho bà con hiểu hơn về nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh phân trắng trên tôm. Và nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc khó khăn nào cần giúp đỡ hãy liên hệ ngay với Thủy Sản Long Châu để nhận được hỗ trợ kịp thời trong quá trình chăn nuôi. Chúc bà con có một mùa vụ thắng lợi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *