Hội chứng EMS ở tôm: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Mùa hè nắng nóng, nhiệt độ lên cao và cũng hay xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt là những yếu tố bất lợi làm xuất hiện hội chứng EMS nguy hiểm cho tôm nuôi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả EMS trong bài viết dưới đây.
1. Hội chứng EMS ở tôm là gì?
Hội chứng EMS thường xuất hiện vào lúc thời tiết bất thường, thời tiết bất thường khiến cho các yếu tố môi trường trong ao nuôi bị biến đổi, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng tạo cơ hội điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, nhất là vi khuẩn gây bệnh EMS trên tôm.
Theo các nghiên cứu khoa học, tác nhân gây bệnh chính EMS trên tôm là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (VpAHPND).
Loại vi khuẩn này ban đầu đi vào dạ dày và sản sinh độc tố PirABvp trước, sau đó vào đến gan tụy nó lại sản sinh độc tố PirBvp gây bong tróc các tế bào biểu mô gan tụy. Sau đó xuất hiện cả 2 loại độc tố này trong dạ dày cũng như ở gan tụy tôm.
Ngoài ra, một số yếu tố khác thúc đẩy EMS trên tôm bùng phát như môi trường nước dư thừa hóa chất, tảo độc, NO2, NH3,….Nguồn nước có độ mặn cao, bà con sử dụng thức ăn kém chất lượng, hàm lượng oxy hóa thấp, chất lượng giống kém, sẵn mầm bệnh, hạ tầng ao nuôi cũ, chất lượng giảm do nuôi nhiều vụ,….
2. Triệu chứng nhận biết EMS ở tôm
Bà con có thể nhận biết hội chứng EMS trên tôm qua các dấu hiệu sau:
– Khối gan tụy thường nhợt nhạt và có màu trắng.
– Gan tụy cấp trên tôm, gan tụy bị teo.
– Màu sắc gan tụy nhợt nhạt.
– Khối gan tụy của tôm khó bị bóp vỡ giữa hai ngón tay cái và ngón trỏ.
– Các đốm hoặc vệt đen đôi khi xuất hiện trên khối gan tụy.
– Mềm vỏ.
– Đường ruột bị đứt khúc hoặc không có thức ăn.
– Bệnh gan tụy thường bắt đầu xuất hiện và tỷ lệ chết cao sau 10 ngày thả nuôi.
– Tôm yếu chìm dưới đáy ao.
– Tôm bệnh thường lờ đờ, chậm phát triển.
– Tôm sú bị bệnh thường có màu sắc sẫm.
3. Các biện pháp phòng trị bệnh tôm chết sớm hiệu quả
Để điều trị và phòng tránh hội chứng EMS ở tôm, bà con hãy tham khảo và áp dụng những biện pháp sau.
Cách điều trị bệnh EMS ở tôm
-
Bà con xác định rõ nguyên nhân làm rớt tôm, tôm rỗng ruột bỏ ăn, gan tụy bị viêm hoặc teo,…. để có phương án điều trị, xử lý đúng đắn.
-
Bổ sung thêm xi phông để loại bỏ tôm yếu, tôm bệnh, tránh lây nhiễm chéo.
-
Tăng cường quạt hoặc oxy đáy để tăng oxy hòa tan trong ao.
-
Ổn định lại các chỉ số hóa lý trong ao nuôi nếu chưa đạt.
-
Nếu khí độc cao, tảo độc bùng phát hoặc biến động thời tiết bà con phải giảm hoặc ngừng ăn rồi tiến hành cắt tảo, hạ khí độc hoặc tiến hành các biện pháp chống sốc, thúc đẩy tôm hồi phục.
-
Giảm cho tôm ăn trong giai đoạn này và sử dụng các sản phẩm vi sinh hỗ trợ như bộ 3 đặc trị nấm đốm đen của Long Châu: CLEARFARM-NTA để ổn định chất lượng nước và hệ sinh thái ao nuôi.
-
Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học tăng lực, chống stress, thúc đẩy chức năng tiêu hóa giúp tôm khỏe và vượt qua giai đoạn bệnh như Navi – BOGANIC,….
Biện pháp phòng hội chứng EMS ở tôm hiệu quả
Để tối ưu được hội chứng EMS ở tôm hiệu quả bà con có thể tham khảo các bước dưới đây:
-
Trước khi nuôi ao tôm, bà con cần thực hiện đúng quy trình: Tẩy dọn, diệp tạp, phơi đáy, khử trùng nền đáy, gia cố bờ ao,….
-
Bà con chỉ cấp nước đã được xử lý qua ao lắng, duy trì mực nước 1,2 – 1,5m, kiểm tra các thông số môi trường ao tôm (độ mặn, pH, oxy, nhiệt độ…) và theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.
-
Chọn con giống khỏe mạnh, gõ nguồn gốc và đã được kiểm dịch, đảm bảo tôm không nhiễm bệnh.
-
Trong thời tiết nắng nóng kèm theo sự bốc hơi nước nhanh, bà con cần cấp đủ nước vào ao. Đặc biệt, nước từ ao lắng đã qua xử lý cần cấp từ từ 10-15% lượng nước trong ao vào lúc trời mát (khoảng sau 7h tối).
-
Định kỳ bổ sung các loại khoáng chất, vitamin tổng hợp, các sản phẩm bổ gan theo phương pháp cho ăn hoặc tạt vào nước.
-
Bổ sung các loại men vi sinh, chế phẩm sinh học của Long Châu để làm sạch nước, giảm khí độc, duy trì độ pH ổn định.
-
Bà con cho tôm ăn lượng thức ăn vừa phải, tránh dư thừa, gây ô nhiễm ao nuôi.
-
Giảm 30 – 50% lượng thức ăn khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc nắng gắt, mưa âm u nhiều ngày.
4. Kết luận
Trên đây là những cách nhận biết, nguyên nhân và hướng phòng ngừa hội chứng EMS ở tôm. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con kiểm soát tốt chất lượng môi trường ao nuôi, sức khỏe tôm để từ đó có những vụ nuôi thành công và bội thu.
Pingback: Bệnh đốm trắng trên tôm
Pingback: Bệnh EHP Trên Tôm - Thủy Sản Long Châu